Bệnh trĩ là căn bệnh không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay, bệnh trĩ mang nhiều rắc rối đến với người bệnh, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày cũng như công việc.
Bệnh trĩ không phải là ai cũng mắc phải hưng nguyên nhân chính khiến bạn mắc phải căn bệnh này là gì? chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
1.Bệnh trĩ do di truyền trong gen
Đối với những người có người cùng dòng máu trong gia đình mắc phải trĩ, thường có nguy cơ mắc trĩ khá cao, trường hợp này là do thành tĩnh mạch mỏng yếu bẩm sinh từ khi sinh ra, sẽ có khả năng chịu áp lực rất kém, khó chịu được áp lực tác động từ huyết quản nên lâu dần hình thành nên bệnh trĩ.
Lời khuyên: Vì thế những người có người thân trong gia đình mắc trĩ thì nên chú ý hơn trong cách sinh hoạt điều trị bệnh trĩ không để trĩ xuất hiện nhé!
2. Do tính chất công việc
Môi trường làm việc tác động rất lớn tới việc gây ra bệnh trĩ. Đối với nhiều công việc thường xuyên phải ngồi trong một tư thế sẽ gây ảnh hưởng đến sự vận chuyển của máu trong tĩnh mạch. Gây áp lực lớn lên tĩnh mạnh lâu dần sẽ hình thành nên búi trĩ. Cộng thêm việc người ít vận động sẽ làm nhu động ruột giảm gây việc khó đi đại tiện cũng là thủ phạm gây nên trĩ.
Mắc bệnh trĩ do ngồi văn phòng
Lời khuyên: các chuyên gia khuyên rằng, những người có tính chất công việc thường xuyên ngồi, đứng quá lâu thì nên tranh thủ tập thể dục ở những khoảng thời gian rãnh khác nhau trong ngày, nhất là thể dục thể thao vào mỗi sáng và tối để giảm thiểu tình trạng mắc bệnh trĩ.
3. Thói quen ăn uống không hợp lý
Thói quen ăn uống cũng là một yếu tố gây nên trĩ không thể thiếu được. Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây kích thích thành đại tràng dễ gây nên hiện tượng táo bón tiêu chảy. Mà hiện tượng táo bón lại làm bệnh nhân mất sức nhiều trong khi đi đại tiện, gây áp lực lớn lên thành tĩnh mạch ở hậu môn gây nên bệnh trĩ. Chưa kể tới việc sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có chứa nhiều chất kích thích như: rượu, bia, cà phê hoặc ăn nhiều đồ ăn cay nóng đều kích thích không tốt lên trực tràng và hậu môn, làm cho tĩnh mạch trĩ dễ bị sung huyết, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong tĩnh mạch, làm giảm khả năng chịu lực của thành tĩnh mạch.
Lời khuyên: Nên hạn chế rượu, bia, cà phê cũng như các loại thực phẩm cay nóng, thay vào đó bạn nên sử dụng nhiều các loại rau xanh, giàu chất xơ để giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
4. Tĩnh mạch trong hậu môn chịu áp lực ngày một lớn
Tĩnh mạnh hậu môn phải chịu áp lực cực lớn từ nhiều yếu tố như: những áp lực từ một số bệnh cũng ảnh hưởng gây nên bệnh trĩ khá cao hay do một số căn bệnh gây nên áp lực lên tĩnh mạch gây nên trĩ như: bệnh xơ cứng gan, sung huyết gan, bệnh tim làm cho tĩnh mạch hậu môn bị sung huyết, áp lực gia tăng, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch trực tràng. Đối với các bệnh u trong ổ bụng, u tử cung, u buồng trứng, phì đại tuyến tiền liệt, mang thai, ăn quá no, đi đại tiện quá lâu, đề làm cho áp lực trong ổ bụng gia tăng, cản trở quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch.
Nếu như vùng chậu hay cụ thể nhất là vùng hậu môn bị áp lực lớn thì đồng nghĩa với việc lưu thông máu tại đây không được đảm bảo. Khi máu không lưu thông sẽ dẫn đến việc tích tụ tại vị trí chịu áp lực nặng nhất đó là hậu môn. Khi đó các tĩnh mạch không được lưu thông lâu ngày sẽ bị căng phồng hình thành nên các búi trĩ.
5. Viêm nhiễm bộ phận hậu môn
Viêm hậu môn cũng là một trường hợp dẫn tới bệnh trĩ, các trường cấp tính và mãn tính ở hậu môn tổ chức có tính đàn hồi ở thành tĩnh mạch bị xơ hóa, gây suy yếu, khả năng kháng lực không tốt làm cho tĩnh mạch bị phình to gây nên trĩ .
Việc tìm ra các nguyên nhân chính xác gây nên bệnh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho điều trị bệnh trĩ. Ngoài ra còn có thể giúp phòng ngừa bệnh trĩ tái phát trở lại từ việc tránh xa nguyên nhân gây bệnh nữa nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét