Theo thông tin mới nhất cập nhật về bệnh trĩ PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội Hậu môn, trực tràng Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hậu môn, Trực tràng cho biết 55% dân số Việt Nam bị các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng. Trong đó có dân văn phòng và học sinh, sinh viên có tỷ lệ mắc bệnh khá cao do ngồi máy tính hay làm việc quá lâu.
Nhiều người mắc bệnh trĩ nhưng lại không biết đến những ảnh hưởng và tác hại mà bệnh trĩ mang lại nên thường chủ quan trong việc điều trị dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không lường thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng:
- Anh Trần Văn Tuyên, một giáo viên cấp 3 ở Hà Nội đã từng xin “nghỉ hưu non”, chỉ vì bị trĩ. Anh Tuyên bị trĩ độ 4, búi trĩ chui ra ngoài, chảy nước gây ngứa và có mùi. Mặc cảm với cái mùi “đặc trưng” tỏa ra từ cơ thể mình, chạy chữa vài nơi không khỏi hẳn, anh buộc lòng làm đơn xin “nghỉ hưu non”…
- Sau khi sinh con, chị Vân Anh (An Bồi, Kiến Xương, Thái Bình) bỗng trở thành người khác hẳn trong chuyện phòng the. Trước kia, chị nhiệt tình hào hứng bao nhiêu thì giờ chị lạnh nhạt, hờ hững bấy nhiêu. Mỗi lần “vào cuộc”, chị không khác nào một khúc gỗ, khiến anh nghi ngờ vợ có bồ. Gia đình anh chị đứng trước nguy cơ tan vỡ. Tuy nhiên, anh Tú muốn trước khi chia tay, hai người cần nói rõ mọi chuyện. Và anh tá hỏa khi biết rằng nguyên nhân rất đơn giản: Chị Vân Anh bị trĩ sau khi sinh. Mặc cảm về chuyện đó, chị ngại ngùng mỗi khi vợ chồng gần nhau. Với bản tính kín đáo, hay thẹn, chị không dám nói với ai, kể cả với chồng. Anh Tú liền đưa vợ chữa trị và vấn đề được giải quyết.
- Trường hợp của anh Đào Văn Quang (Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng không khác là bao. Bị trĩ 16 năm nay, ngại đi khám bác sĩ, lại thấy bệnh này không chết người nên anh mặc kệ. Mùa đông thì không sao, nhưng cứ đến mùa hè thì thế nào anh cũng phải xin nghỉ việc gần 1 tháng, bởi bệnh trĩ khiến anh không ăn, không ngủ, không đi lại bình thường được. Nằm trên giường mà máu thấm ướt đệm. Những hôm trời nóng quá, anh không dám đi lại nhiều và chỉ ăn cháo, uống nước hoa quả để hạn chế thấp nhất số lần đi đại tiện.
- Anh Nguyễn Sĩ Văn (Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) bị trĩ có… thâm niên hàng chục năm nay. Trước đó, anh bị kiết lỵ nặng. Chữa khỏi lỵ một thời gian, anh phát hiện bị trĩ. Tuy vậy, anh nghĩ trĩ không làm chết người nên chần chừ không đi khám. Đến giờ, sau gần 10 năm sống chung với trĩ, anh thấy sức khỏe giảm sút đáng kể. Mỗi lần đi đại tiện, máu từ hậu môn phun ra như cắt tiết gà. Anh không thể dùng giấy vệ sinh mà phải dùng nguyên cả chậu nước. Bệnh khiến anh đau rát, cứ nhìn thấy nhà vệ sinh là sợ. Vợ anh bảo, mỗi khi chồng chị làm việc nặng hoặc ngồi nhiều, nó “tòi” ra khiến anh đi lại cứ phải khuỳnh hai chân, vì sợ cọ xát vào quần sẽ gây lở loét. Kinh tế gia đình khá giả, nhưng anh Văn không dám ăn nhiều đồ ăn giàu đạm, khó tiêu. Thực đơn của anh chủ yếu là rau, vì nếu thiếu rau ngay lập tức “cái bệnh” kia sẽ hành anh đến khổ.
Bệnh trĩ nguy hiểm đến tính mạng như thế nào ?
Theo một công trình nghiên cứu hồi cứu, tập hợp gần 3.000 ca mổ ở Trung tâm Hậu môn, Trực tràng từ 1/1/2004 đến 31/12/2008, trong số các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng của người dân Việt Nam thì trĩ là bệnh hay gặp nhất, chiếm 82,8%. Tiếp đến là nứt kẽ hậu môn, nung mủ hậu môn.
Bệnh trĩ độ nhẹ không làm chết người, nhưng khi để bệnh chuyển độ nặng thi có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bị chảy máu cấp tính không được cấp cứu kịp thời. Trĩ ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người trong độ tuổi lao động, từ 25- 50 tuổi. Vì thế, bị trĩ sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả lao động, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân bị trĩ. Điều đáng nói trĩ là bệnh ở chỗ kín, dẫn đến tâm lý bệnh nhân ngại khám bệnh, ngại nói với những người khác, thậm chí một số người nhất quyết không để người khác nhìn thấy “chỗ ấy”. Tâm lý e ngại cộng với tâm lý bệnh chưa chết người thì chưa đi khám của người dân Việt Nam, nên mặc dù tỉ lệ bệnh nhân bị trĩ nhiều nhưng số bệnh nhân tìm đến dịch vụ y tế rất thấp.
Theo thông tin từ Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân bị trĩ không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, có mối quan hệ giữa bệnh trĩ và một số ngành nghề nhất định. Những nghề phải ngồi nhiều liên tục như thợ may, lái xe, nhân viên văn phòng, nghề sử dụng máy tính nhiều hay những nghề phải làm việc nặng như bốc vác, thợ phu hồ… có nguy cơ cao bị trĩ. Ngoài ra, những người hay bị táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng, hen cũng dễ bị trĩ vì hậu môn bị tổn thương do rặn nhiều. Nhiều người u xơ tuyến tiền liệt, phải rặn tiểu tiện cũng có nguy cơ bị trĩ, vì khi rặn tiểu tiện, họ thường không để ý, dẫn đến rặn cả đại tiện khiến cơ hậu môn bị căng, rão.
Bệnh Trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn.
Vậy câu hỏi được nhiều người quan tâm đặt ra là: Bệnh trĩ có nguy hiểm không, tác hại của bệnh trĩ là gì, chữa như thế nào và nó ảnh hưởng ra sao tới cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh?
Xem thêm bài viết : Tìm hiểu bệnh trĩ nội có nguy hiểm không và bệnh trĩ ngoại nguy hiểm như thế nào ?
Ảnh hưởng của Bệnh trĩ tới người bệnh
- Nghẹt búi trĩ có thể gây nên hoại tử nếu ở mức độ nặng hơn có thể gây nhiễm trùng máu.
- Bệnh trĩ thường ảnh hưởng nhiều tới nữ giới do kết cấu sinh lí khác biệt nên khi bị chảy máu do trĩ trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai cần phải hết sức cảnh giác với căn bệnh này.
- Người mắc bệnh trĩ khiến các cơ vòng ở hậu môn bị tắc gây giảm sự lưu thông của tĩnh mạnh trong khi động mạch vẫn không ngừng đưa máu vào sẽ khiến các búi trĩ cứng hơn, gây đau nhức và rất khó trở lại bên trong hậu môn.
- Gây nên hiện tượng thiếu máu: vì triệu chứng chủ yếu của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu nên nếu tình trạng kéo dài sẽ làm cho người bệnh thiếu máu có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
- Khi trĩ thòi ra ngoài lâu gây chảy máu, nứt hậu môn, thậm chí rặn quá nhiều còn ảnh hưởng tới tầng sinh môn. Nứt, rách hậu môn và tầng sinh môn rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.
- Apxe hậu môn một khi hình thành sẽ xuất hiện các triệu chứng như xuất huyết, vi khuẩn, độc tố, mủ. Những độc tố này dần dần xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng máu.
- Gây khó khăn trong việc đi đại tiện hoặc còn có thể làm bạn bạn đi đại tiện không tự chủ được.
Điều trị bệnh trĩ bằng tập thể dục
- Bài tập tăng cường tiêu hóa : Ðứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, các ngón chân bám chặt mặt đất, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, lưng thẳng. Miệng khép, đưa lưỡi sát vòng quanh vòm miệng trên – dưới. Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt lên hàm trên, nuốt từ từ, đồng thời thót hậu môn lại, nín thở giữ tư thế đó vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị lần tiếp theo. Làm như vậy khoảng 20 lần, kết thúc bài tập nên đi bách bộ trong 30 phút. Mỗi ngày tập hai lần. Bài tập này còn có tác dụng tăng cường, kích thích tiêu hóa, làm cho ăn uống ngon miệng hơn.
- Bài tập đi bộ : Thẳng người, hàm khép hờ, hai tay buông thõng tự nhiên, bàn tay nắm hờ, tập trung ý nghĩ vào vùng đan điền (vùng bụng dưới gần xương mu, là vùng tập trung khí của cơ thể). Các ngón chân cong gập bám chặt mặt đất. Vừa thót hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng, thở đều. Ði bộ trong tư thế như vậy khoảng 3 – 5 phút. Sau đó giãn hậu môn về như cũ, thả lỏng các ngón chân, đi bộ đều khoảng 1 – 2 phút lại tiếp tục vừa đi bộ vừa thót hậu môn như trên. Mỗi lần tập khoảng 30 phút, ngày 1 – 2 lần.
- Bài tập co thắt hậu môn : Thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 20 – 30 lần, mỗi ngày tập 2 – 3 lần.
- Bài tập nằm ngửa gắp đùi nâng hậu môn : Co gối, hai gót chân cố gắng đặt sát vào mông, hai mông phẳng với thân, chống đỡ bởi lòng bàn chân và vùng mông, nâng xương chậu ưỡn lên, đồng thời nhíu hậu môn, duy trì 5 lần, trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 10-20 lần.
- Bài tập vùng đan điền : Nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng, khép vào nhau, hai tay xuôi dọc theo thân mình. Mắt nhắm hờ tập trung ý nghĩ về vùng đan điền (vùng bụng dưới). Hít vào từ từ đồng thời thót hậu môn, siết chặt hai bàn tay, cắn chặt hai hàm răng, cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Giữ tư thế này khoảng 3 – 5 giây, thở ra từ từ thả lỏng toàn bộ cơ bắp. Làm khoảng 5 – 10 phút. Mỗi ngày tập 2 – 3 lần.
- Bài tập nằm ngửa khép chân nhíu hậu môn : 2 chân đan chéo, vùng mông và đùi dùng sức kẹp chắc, dùng sức nâng hậu môn lên, duy trì khoảng 5 giây, lặp lại 10-20 lần.
- Bài tập đứng nhón gót co hậu môn : 2 tay chống eo, 2 chân đan chéo, nhón gót, đồng thời nâng hậu môn (nhíu hậu môn lại), duy trì trong 5 giây, trở về ban đầu, lặp lại 10-20 lần, thở bình thường.
- Bài tập ngồi đứng dậy nâng cơ hậu môn : 2 chân đan chéo, sau đó 2 tay chống eo và đứng dậy, đồng thời nhíu hậu môn lên, duy trì trong 5 giây, rồi thả lỏng ngồi xuống, lặp lại 10-20 lần.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét