Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không cách chữa bệnh trĩ nội

Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi câu hỏi: Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Vốn con tôi đang học lớp năm, sức khỏe của cháu khá yếu nên tôi thường bổi bổ nhiều thịt cá với hi vọng cháu khỏe mạnh khôn lớn cho bằng bạn bằng bè. Nhưng dạo gần đây tôi đang rất lo lắng khi cháu thường xuyên bị đại tiện ra máu kèm theo chứng táo bón. 

Thời gian đầu tôi chủ quan không nghĩ là bệnh sẽ càng ngày càng nặng hơn, hậu môn có thêm dị vật màu mận chín, thường xuyên bị sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, đau rát hậu môn. Đi tìm hiểu sâu hơn thì biết cháu có biểu hiện giống với bệnh trĩ nội, không biết liệu tôi để bệnh của cháu lâu như thế thì có dẫn tới nguy hiểm nào không? Mong bác sĩ tư vấn giải đáp.


"Cháu được chị bồi bổ nhiều thịt cá với hị vọng khỏe mạnh hơn. Nhưng gần đây chị thấy cháu có nhiều biểu hiện giống bệnh trĩ nội như đại tiện ra máu, táo bón, hậu môn có dị vật bị sa ra ngoài. Chị Hạnh tâm sự, chị còn thắc mắc liệu bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Bệnh có ảnh hưởng gì đến con nhà chị không?"

Trả lời: Chúng tôi rất hiểu nỗi lòng của người mẹ dành cho con cái. Là bậc làm cha làm mẹ, chỉ mong sao con cái khỏe mạnh, không mắc phải bệnh tật. Sau đây các bác sĩ phòng khám đa khoa xin trả lời thắc mắc “ Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không” của chị Hạnh như sau.

Đầu tiên chúng tôi khẳng định: Giống như phán đoán ban đầu của chị đúng là cháu đang có biểu hiện của bệnh trĩ nội. Bởi theo những gì chị chia sẻ thì cháu có thể đang ở giai đoạn 2 hoặc 3 của trĩ nếu ở giai đoạn 2 búi trĩ sẽ tự co vào hậu môn, còn ở giai đoạn 3 thì nặng hơn, người bệnh phải trực tiếp dùng tay để đẩy búi trĩ co lên. Nếu chị không sớm đưa cháu đi bệnh viện, thì bệnh trĩ nội có thể gây những nguy hiểm sau đây.

BỆNH TRĨ NỘI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

- Nhiễm trùng máu: Apxe hậu môn là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ. Khi apxe hình thành sẽ gây thêm một loại các triệu chứng nghiêm trọng khác như xuất huyết, tích tụ độc tố. Vi khuẩn có thể thông qua apxe mà xâm nhập vào tĩnh mạch, động mạch gây nhiễm trùng máu.
- Hoại tử hậu môn: Thời gian búi trĩ ở ngoài hậu môn càng nhiều thì nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử hậu môn càng lớn, nặng hơn có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu – cực kỳ nguy hiểm.
- Thiếu máu: Tình trạng mất máu thường xảy ra ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của bệnh trĩ nội. Mất máu quá nhiều trong khi đi đại tiện, đồng thời không được bổ sung thêm đầy đủ chất sắt thì người bệnh rất dễ bị mắc bệnh thiếu máu, dẫn suy nhược, mất tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và học tập.
- Rối loạn chức năng hậu môn: Nếu không sớm điều trị, búi trĩ nội có thể là nguyên nhân gây co hậu môn, người bệnh đi đại tiện khó khăn. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh không thể tự chủ được khi đi đại tiện do cơ hậu môn bị xâm lấn.
- Nguy hiểm đến tính mạng: Khi bệnh đã quá nặng, búi trĩ đã bị giãn nở quá lớn, xoang tĩnh mạch mỏng dần, khả năng co giãn kém, dẫn tới nguy cơ thủng, rách tĩnh mạch gây mất máu nhiều. Nếu tình trạng này bị tái diễn nhiều lần và trong một thời gian dài, bệnh trĩ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
- Bệnh da liễu: Búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn gây giãn cơ kèm theo các chất dịch nhầy do hậu môn bài tiết gây kích ứng hậu môn khiến hậu môn bị ngứa ngáy.
- Rối loạn thần kinh: Tĩnh mạch hậu môn bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến một số cơ quan trong hệ thần kinh của cơ thể như đau lưng dưới, rối loạn thần kinh phản xạ ở niệu đạo...
- Sa nghẹt búi trĩ: Khi búi trĩ nội lòi hẳn ra ngoài ống hậu môn sẽ bị cơ vòng hậu môn chèn ép cản trở máu đi nuôi các tĩnh mạch trĩ, trong khi đó tại động mạch máu vẫn không ngừng được đưa vào. Máu không thể lưu thông ngược trở lại dễ gây ra hiện tượng tụ máu gây đau nhức hậu môn khiến người bệnh vô cùng đau đớn.

Tuy nhiên chị cũng đừng quá lo lắng, bởi hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ rất tiến bộ như phương pháp HCPT và PPH giúp điều trị bệnh trĩ không đau, ít tái phát và đặc biệt không biến chứng. Chức năng hậu môn được phục hồi nguyên vẹn, không còn cảm giác đau đớn, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, giúp cháu nhanh chóng quay lại với cuộc sống bình thường. 
Tuy nhiên, nếu bệnh của cháu không quá nghiêm trọng thì cháu nên sử dụng phương pháp bảo toàn (sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ nội) kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là đã có thể đầy lùi được bệnh trĩ nội. Điều quan trọng nhất lúc này là chị hãy đưa cháu đến các phòng khám, cơ sở chuyên khoa uy tín để điều trị, giúp cháu nhanh khỏi bệnh.

Lưu ý: Có thể cháu bị bệnh trĩ một phần là do sức để kháng yếu và do chị cho cháu ăn quá nhiều protein trong thịt cá nhưng lại thiếu đi chất xơ có trong rau củ quả. Do đó, nếu muốn cháu khỏe mạnh, không bệnh tật chị nên cân đối lại dinh dưỡng, bổ sung thêm rau xanh, hoa củ quả tươi có lợi cho sức khỏe. Cùng với đó là ngoài việc học ra thì chị nên khuyến khích cháu tham gia các hoạt động bổ ích, tập thể thao thường xuyên và đều đặn để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

0 nhận xét: